Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là một nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Trong buổi dạm ngõ nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi bạn trẻ qua lại với nhau và bàn bạc thêm về ngày tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Tráp dạm ngõ là lễ vật nhà trai chuẩn bị để sang nhà gái trong lần đầu đặt vấn đề cho cặp đôi được chính thức qua lại tìm hiểu nhau. Theo phong tục Truyền Thống miền Bắc, lễ dạm ngõ hay chạm ngõ gồm:
1. Trầu cau: 9 quả cau lá trầu, trong đó đã kèm vỏ chay, số 9 là số đẹp, ý nghĩa.
2. Rượu: Các loại hay sử dụng volka, vang chile, chivas…
3. Thuốc: Có thể dùng 1 bao, 3 bao hoặc 1 cây: thăng long, vina, ba số…
4. Chè: 1 lạng, 2 lạng, 5 lạng chè ngon đóng hộp giấy, hộp sắt đẹp…
5. Bánh: Thường dùng bánh cốm, bánh phu thê, bánh danisa…
6. Quả: Tăng giá trị và độ sang trọng cho mâm lễ dạm ngõ: táo, dưa lưới, lê hàn, xoài, cam…
7. Hoa tươi trag trí: Các loại hoa hồng trắng, hồng sen, hồng kem, babi…
Số đồ lễ theo phong tục Miền Bắc thường là số lẻ – là số tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, tại một số ít địa phương vẫn có tục lệ số đồ lễ là số chẵn thì chúng ta vẫn làm theo để đảm bảo ngày lễ dạm ngõ diễn ra thành công tốt đẹp.